Kết cấu trợ từ 地
Với những ai học tiếng Trung chắc hẳn đều biết, trợ từ là thành phần đóng vai vô cùng quan trọng trong câu. Thế nên, bài học về kết cấu trợ từ được xem là bài học cơ bản của ngữ pháp tiếng Trung. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tất tần tật về kết cấu trợ từ 地. Và cách để phân biệt giữa các loại kết cấu trợ từ. Chúng ta cùng bắt đầu học nhé!
Trạng ngữ + (地) + Trung tâm ngữ
Trong đó, trạng ngữ thường là tính từ, ngữ tính từ hoặc tính từ trùng điệp. Phía sau 地 là trung tâm ngữ. Trung tâm ngữ thường là động từ, ngữ động từ hay bổ ngữ.
Ví dụ:
gāoxìng de chàng qǐ gē lái
Ca hát một cách vui vẻ
Ví dụ:
rèqíng de dǎzhāohū
Chào hỏi một cách nhiệt tình
1. Tính từ hai âm tiết làm trạng ngữ và trung tâm ngữ là động từ đơn âm tiết
Tính từ (hai âm tiết) + 地 + động từ ( đơn âm tiết)
Ví dụ:
shífēn liúlì de shuō
Nói chuyện vô cùng lưu loát
Ví dụ:
shāngxīn de kū
Khóc một cách đau lòng
2. Phó từ và tính từ cùng làm trạng ngữ
Phó từ + tính từ + 地 + động từ
Ví dụ:
Fēicháng kāixīn de xiào
Cười vô cùng vui
Ví dụ:
Hěn qīngchǔ de tīng
Nghe rất rõ
3. Tính từ đa âm tiết, số lượng từ trùng điệp hay những cụm từ bốn chữ cố định làm trạng ngữ
Tính từ + 地 + trung tâm ngữ (động từ)
Ví dụ:
gǎnxìngqù de kàn
Xem một cách rất hứng thú
Ví dụ:
yī běn yī běn de kàn
Xem từng trang từng trang
4. Các trường hợp không cần dùng “地”
Khi trạng ngữ là tính từ đơn âm tiết thì không cần dùng 地
Ví dụ:
dà xiào
Cười lớn
Ví dụ:
màn zǒu
Đi thong thả
5. Các trường hợp dùng “地” hay không đều được
Tính từ hai âm tiết làm trạng ngữ và trung tâm ngữ (động từ) cũng là từ có hai âm tiết
Trạng ngữ (tính từ hai âm tiết) + 地 + trung tâm ngữ (động từ hai âm tiết)
Ví dụ:
rèliè (de) gùzhàng
Nhiệt liệt vỗ tay
Ví dụ:
rènzhēn (de) xuéxí
Học hành chăm chỉ
Tính từ trùng điệp làm trạng ngữ
Trạng ngữ (tính từ trùng điệp) + 地 + trung tâm ngữ
Ví dụ:
màn man (de) pá
Leo chầm chậm
Ví dụ:
gāo gāoxìng xìng (de) shàngxué
Hứng khởi đi học
Các phó từ như 渐渐、再三、反复、相当、遇然、白......làm trạng ngữ không phải thêm 地, khi thêm sẽ có ý nhấn mạnh.
渐渐、再三、反复、相当、遇然....... + (地) + trung tâm ngữ
Ví dụ:
huǒchē jiànjiàn (de) zǒu yuǎnle.
Xe lửa dần dần đi xa rồi.
Chú ý:
Khi dịch, chúng ta dịch từ trung tâm ngữ trước, 地 có khi được dịch là “một cách”, rồi mới đến trạng ngữ. Ví dụ” 慢慢地说, dịch là “nói một cách chậm rãi”.
1. Phía sau 的, thường là danh từ hay ngữ danh từ
的 + danh từ
2. Phía sau 地, thường là động từ, ngữ động từ; phía trước 地 là tính từ
Tính từ + 地 + động từ
3. Phía sau 得 là bổ ngữ, phía trước 得 là động từ
Động từ + 得 + bổ ngữ
Phần 1. Dùng kết cấu “trạng ngữ + (地) + trung tâm ngữ” hoàn thành các câu sau:
1. 下星期就要考试了,你要.................。(好好、复习)
2. 妈妈.................儿子。(细心、照顾)
3. 拿到糖果以后,弟弟和妹妹..............。(高兴、走)
4. 太累了,现在我只想..............一觉。(好好、睡)
5. 丽丽...................了半个小时小王才出来。(静静、等)
Phần 2. Dùng “的”、“地” hay “得” điền vào ô trống:
今天是玛丽..........生日。我给她买了一个很大............鸡蛋。玛丽高兴..........说:“谢谢你,你想.........太周到了。”今天大家都玩............很开心。
Đáp án
Phần 1.
1. 好好(地)学习
2. 细心(地)照顾
3. 高兴地走
4. 好好(地)睡
5. 静静(地)等
Phần 2.
1. 的
2. 的
3. 地
4. 得
5. 得
Với bài học về kết cấu trợ từ 地 này, Phuong Nam Education hy vọng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc học tiếng Trung, đặc biệt là đối với các bài liên quan đến kết cấu ngữ pháp này. Việc học lý thuyết kết hợp với việc vận dụng kết cấu trợ từ 地 thường xuyên sẽ cải thiện không ít ngữ pháp tiếng Trung của bạn. Nếu có những thắc mắc cần được giải đáp liên quan đến các bài học tiếng Trung, bạn biết tìm tại đâu rồi chứ. Chúc bạn học thật chăm chỉ nhé!
Tags: Kết cấu trợ từ trong tiếng Trung, công thức kết cấu trợ từ , ngữ pháp tiếng Trung, học tiếng Trung, luyện tập kết cấu trợ từ, bài tập kết cấu trợ từ, ví dụ về kết cấu trợ từ, phân biệt các loại trợ từ
THƯ VIỆN LIÊN QUAN
Cách dùng của các phó từ phủ định trong tiếng Trung có lẽ là chủ đề đáng được quan tâm bởi lẽ hai phó từ phủ định 不 và 没 đều có cách dùng khá tương...
Cấu trúc “好不容易” là một ngữ pháp tiếng Trung khá phổ biến khi học giao tiếp tiếng Trung, còn chờ gì mà không cùng nhau tìm hiểu nó ngay bây giờ nào.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về cách dùng của phó từ trong tiếng Trung “刚/刚刚” cùng những ví dụ giúp người học dễ hiểu hơn.
Nhắc đến ngữ pháp tiếng Trung, không thể không nói đến phương vị từ. Bài viết dưới đây giới thiệu ngữ pháp phương vị từ trong tiếng Trung.
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp.
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG